Thứ Hai, 1 tháng 1, 2001

Giải mã Lan Gấm bí ẩn

Đối với các bệnh tim mạch, các nhà khoa học Nhật Bản cũng chứng minh tác dụng dược lý của Lan Gấm qua các bằng sáng chế số 7–76522 và 6–293655: Lan Gấm – Lan Kim Tuyến “có các hoạt chất ức chế tăng đường huyết cho thấy hiệu quả làm giảm lượng đường trong máu, và có hiệu quả đối với việc phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường; cải thiện chuyển hóa lipid có tác dụng làm giảm lượng mỡ trong máu và cũng cho thấy tác dụng và hiệu quả đối với việc làm giảm triglyceride trong máu. Ngoài ra, nó còn có tác dụng phòng ngừa và điều trị hiệu quả xơ vữa động mạch gây ra bởi mỡ máu cao”. Chúng ta đã biết rằng nếu trong cơ thể, chất LDL- cholesterol (mỡ xấu) tăng cao hoặc giảm HDL-cholesterol (thiếu mỡ bảo vệ) sẽ dẫn đến hậu quả là tạo thành các mảng xơ vữa ở thành mạch máu, gây hẹp lòng mạch, tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, thiếu máu não, nặng nhất là vỡ các mảng xơ vữa làm lấp mạch não gây đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim có thể dẫn đến tàn phế hoặc tử vong.

Sản phẩm Langambian G chiết xuất từ thảo dược có công dụng giúp giảm trình trạng mỡ trong máu cao, gan nhiễm mỡ, giảm tình trạng xơ vữa động mạch; tăng sức bền thành mạch máu, giúp chống oxy hoá, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể đối với người hóa trị, xạ trị.

Đối với các bệnh lý ác tính của con người, Bằng sáng chế Mỹ số US 7033617 B2 công bố năm 2006 cho biết: “Sử dụng các chất chiết xuất thực vật của Lan Kim Tuyến và các phần dẫn xuất để làm thảo dược, thực phẩm bổ sung, chức năng cho việc phòng ngừa hoặc điều trị các khối u ác tính”.

Đối với các bệnh lý về gan, bằng sáng chế Mỹ số US 9072770 B2 cho biết: “Sử dụng các chiết xuất thực vật của Lan Kim Tuyến và các thành phẩm dược phẩm hữu ích cho bảo vệ gan”. Ngoài ra, Lan Kim Tuyến còn có tác dụng bảo vệ gan chống lại carbon tetrachloride (CCl4) hoặc viêm gan cấp tính do acetaminophen gây ra. Các nhà khoa học Trung Quốc cũng có một sáng chế số 201210017037.6 về sản phẩm từ một số thảo dược với chủ yếu là chiết xuất của Lan Kim Tuyến có khả năng giải rượu và bảo vệ gan, làm dịu ngay các triệu chứng như đau đầu, say, buồn ngủ, mệt mỏi, khát nước, nôn mửa, tỉnh táo an thần, giải nhiệt giải độc...”

Các sản phẩm chiết xuất từ Lan Gấm tại cao nguyên Langbian, Lâm Đồng kết hợp với các thảo dược quý – tài nguyên đáng tự hào của Việt Nam, lần đầu tiên đã có mặt tại Việt Nam với tôn chỉ “vì sức khỏe và hạnh phúc của người Việt.”.

Sản phẩm Langambian G chiết xuất từ thảo dược có công dụng giúp bảo vệ, tăng cường chức năng giải độc, hạn chế tổn thương gan do dùng nhiều rượu, bia, hóa chất có hại cho gan; giúp tăng cường chức năng gan trong các trường hợp viêm gan virus, xơ gan, gan nhiễm mỡ. Sản phẩm còn có công dụng giúp chống oxy hóa, sử dụng cho người hóa trị, xạ trị

Sản phẩm Langambian G và Langambian M được phân phối trên cả nước bởi Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh thương mại Hanel. Các sản phẩm bảo vệ sức khỏe trên không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Trị gàu ở tóc với cây cỏ hôi

Theo Đông y, cỏ hôi có vị cay, hơi đắng, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng. Thường được dùng chữa viêm họng do lạnh, chữa rong huyết cho phụ nữ sau sinh, viêm đường tiết niệu... Đặc biệt, qua nghiên cứu các nhà khoa học nhận thấy trong nước ép cây cỏ hôi có chất kháng khuẩn chống viêm, chống phù nề, ngoài ra có tinh dầu nên có tác dụng xông trong các trường hợp viêm mũi xoang.

Cỏ hôi hay còn có tên gọi khác là cây phân xanh, cứt lợn, bù xít. Là một loài cây nhỏ cao khoảng 30 - 50cm. Lá mọc đối, hình trứng, mép có răng cưa tròn. Toàn thân và lá đều có lông. Hoa nhỏ, màu tím hay xanh trắng. Quả bế có ba sống dọc, màu đen. Loài cây này có mùi rất hắc khi vò ra nhưng lại có mùi thơm khi nấu. Cây mọc hoang khắp nơi. Nhân dân ta từ lâu đã sử dụng loài cây này như một vị thuốc quý để chữa rất nhiều loại bệnh. Bộ phận dùng làm thuốc là phần cây trên mặt đất. Thu hái toàn cây bỏ rễ, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô, nhưng thường hay dùng tươi.

Cỏ hôi có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Ảnh: MH

Một số bài thuốc thường dùng:

Bài 1: Trị gàu ở tóc: Cỏ hôi tươi 200g, bồ kết khô 20g, cỏ hôi rửa sạch cùng với bồ kết nấu nước gội đầu. Mỗi tuần nên gội đầu từ nước của cây cỏ hôi và bồ kết 2-3 lần. Bài thuốc này có công dụng giúp đầu sạch, trơn tóc, sạch gầu.

Bài 2: Chữa viêm họng do lạnh: Cỏ hôi 20g, cam thảo đất 16g, kim ngân hoa 20g, lá rẻ quạt 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần. Dùng trong 3 - 5 ngày.

Bài 3: Chữa sỏi tiết niệu: Cỏ hôi 20g, mã đề 20g, cam thảo đất 16g, kim tiền thảo 16g, râu ngô 12g. Sắc với 500ml nước còn 150ml, chia uống 2 lần trong ngày. Uống trong 1 tuần ngày.

Bài 4: Chữa viêm xoang mũi, viêm mũi dị ứng: Cỏ hôi 100g, lá long não 50g, lá chanh 10g. Tất cả đều dùng tươi. Các vị thuốc rửa sạch, sắc với 300ml nước, còn 100ml nước, đổ nước ra bát xông lên mũi, ngày xông 3 lần. Mỗi lần xông nên hâm nóng lại nước sắc. Dùng trong 7 - 10 ngày.

Hoặc cỏ hôi 100g tươi, rửa sạch, để ráo nước giã nát, vắt lấy nước, đem nhỏ vào lỗ mũi, mỗi lần 2 - 3 giọt, ngày 2 lần. Chú ý khi nhỏ nên kê gối dưới hai vai để lỗ mũi dốc ngược giúp cho thuốc ngấm vào xoang dễ dàng.

Hoặc cỏ hôi 30g, cam thảo đất 16g, kim ngân hoa 20g, ké đầu ngựa 12g. Sắc với 3 bát nước, còn 1 bát, chia uống 2 lần trong ngày. Nên uống sau bữa ăn trưa và tối. Dùng trong 10 ngày.

Bài 5: Chữa rong huyết cho phụ nữ sau sinh: Cỏ hôi 20g, hy thiêm 12g, hương phụ chế 10g, ích mẫu thảo 12g, ngải cứu 16g. Cho 600ml nước sắc còn 150ml, sắc 2 lần, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng trong 7 - 10 ngày.

Hoặc 30 - 50g lá cỏ hôi tươi, rửa sạch giã nhỏ, cho thêm ít nước sôi để ấm, vắt lấy nước cốt uống. Ngày uống 1 lần vào buổi sáng. Uống trong 4 ngày.

Bác sĩ Thúy Hằng

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Thục địa

Địa hoàng có tên khoa học: Rehmannia glutinosa (Gaertn). Họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae). Sinh địa là thân rễ phơi hay sấy khô của cây địa hoàng; còn thục địa được chế biến từ sinh địa theo dạng đồ, nấu chín. Thục địa được xem là thuốc chủ yếu để bổ thận.

Những công dụng bổ thận

Theo GS.TS. Đỗ Tất Lợi, sinh địa và thục địa đều là thần dược (thuốc quý rất tốt) để chữa bệnh về huyết, nhưng sinh địa thì mát huyết, người nào huyết nhiệt nên dùng, thục địa ôn và bổ thận, người huyết suy nên dùng.

Cũng theo GS.TS. Đỗ Tất Lợi, thục địa bổ tinh tủy, nuôi can thận, sáng tai mắt, đen râu tóc là thuốc tư dưỡng, cường tráng. Những người thần trí lo nghĩ hại huyết, túng dục hao tinh nên dùng thục địa.

thuc dia

Theo tài liệu cổ, thục địa vị ngọt, tính hơi ôn vào 3 kinh: Tâm, Can, Thận. Có tác dụng nuôi thận, dưỡng âm, bổ thận, làm đen râu tóc, kinh nguyệt không đều, tiêu khát, âm hư, ho suyễn.

Y học hiện đại nhận thấy, địa hoàng (sinh địa, thục địa) có tác dụng: hạ đường huyết, làm mạnh tim, hạ huyết áp, bảo vệ gan, lợi tiểu, cầm máu và tác dụng lên một số vi trùng nên có tác dụng kháng viêm...

Ở y học cổ truyền, thục địa là vị thuốc chủ yếu để bổ Thận, thuốc tốt nhất để dưỡng âm. Thục địa là thuốc vị “quân” trong nhiều cổ phương, như: Lục vị địa hoàng hoàng hoàn (thục địa, hoài sơn, sơn thù, đơn bì, trạch tả, bạch linh) hay bài Tứ vật (thục địa, bạch thược, đương quy, xuyên khung)...

Bào chế công phu

Trên thị trường, thục địa cũng dược chế biến từ củ sinh địa và cũng có màu dược liệu là đen nhưng độ tin cậy không cao, có nơi dùng rỉ mật mía để tẩm ướp thay vì chế biến theo quy trình công phu mà người xưa gọi là cửu chưng, cửu sái.

Để bốc thuốc cho bệnh nhân, chúng tôi tự mua dược liệu về và chế biến thành thục địa, theo hướng dẫn của tài liệu cổ và kinh nghiệm lâu năm của bản thân. Bởi vì, chất lượng thuốc có ý nghĩa quan trọng, quyết định “thành bại”, hiệu quả điều trị.

Củ địa hoàng khi mua về được rửa sạch, phơi khô. Sau đó, cứ 10kg sinh địa cho thêm 1kg sa nhân, 2kg gừng khô bỏ vào nồi áp suất nấu với nhiệt độ từ 200 - 2200c. Nấu nồi áp suất giúp dược liệu giữ được tinh dầu, hương vị. Sau 12 tiếng, lấy dược liệu ra để nguội, phơi khoảng 2 - 3 ngày cho khô. Dịch còn lại trong nồi được cô bớt rồi thêm một chút rượu, rồi đưa đi ủ vào số thục địa, cho nguyên liệu khô hút dịch này. Sau đó lại đem số thục địa và nước dịch còn lại vào nồi áp suất… Quy trình nấu thuc địa như vậy lặp đi, lặp lại khoảng 4 - 5 lần là được. Lần cuối cùng dược liệu được phơi hoặc sấy khô. Chu trình nấu khoảng 15 ngày cho một mẻ dược liệu, thành phẩm là thục địa màu đen huyền, cứng và dẻo (khi gặp không khí), thơm.

Thục địa qua chế biến như vậy mới trở nên bổ thận, không còn tính nê trệ của sinh địa nữa.

Bài thuốc dùng thục địa

Những bài thuốc của tôi (dựa trên cổ phương và sự nghiên cứu của bản thân trên sách vở cùng kinh nghiệm lâm sàng) dùng chữa các trường hợp vô sinh - hiếm muộn nam, nữ thường có vị thục địa.

Cụ thể bài thuốcbổ thận sinh tinh nam: Thục địa 100g, nhục thung dung 50g, huỳnh tinh 100g, kỷ tử 50g, sinh địa 50g, dâm dương hoắc 50g, hắc táo nhân 40g, quy đầu 50g, cam cúc hoa 30g, cốt toái bổ 40g, xuyên ngưu tất 40g, xuyên tục đoạn 40g, nhân sâm 40g, bắc kỳ 50g, phòng đảng sâm 50g, đỗ trọng 500g, đảng sâm 40g, trần bì 20g, đại táo 30 quả, lộc giác giao 40g.

thuc diaCây địa hoàng

Trong đó: thục địa, nhục thung dung, huỳnh tinh, kỷ tử: bổ thận sinh tinh; lộc nhung, lộc giác giao: bổ mạnh tinh huyết; nhân sâm, đảng sâm, bắc kỳ, đan sâm: bổ khí, tăng cường sức khỏe; đương quy, xuyên khung: dưỡng huyết; sinh địa, táo nhân: dưỡng huyết, an thần. Các vị thuốc khác có tác dụng hỗ trợ bổ thận cường dương, sinh tinh huyết. Bài thuốc này dùng để ngâm rượu uống.

thuc diaThục địa

Bài Lục vị hoàn chữa vô sinh nữ: thục địa 320g, hoài sơn 240g, sơn thù 200g, đơn bì 120g, trạch tả 120g, bạch linh 160g. Thục địa nấu cao pha mật ong; các vị còn lại sấy khô tán mịn, hoàn với mật ong mỗi viên 10g. Ngày uống 4 viên chia sáng chiều. Trong một số trường hợp, tôi có gia giảm một vài vị thuốc khác cho phù hợp.

Tóm lại, vị thuốc thục địa rất quan trọng trong những phương thuốc giúp bổ thận, bổ khí huyết, sinh tinh (nam giới), điều kinh (nữ giới), qua đó giúp người bệnh có thể có con, hồi phục sức khỏe.

BS. NGUYỄN PHÚ L M

((Chủ tịch Hội Đông y Mang Thít, Vĩnh Long))

Dược liệu “bẩn”, sự thật thế nào?

Lâu nay, một số phương tiện thông tin đại chúng nêu vấn đề dược liệu nhập lậu, dược liệu “bẩn”, dược liệu không đủ chất lượng… sự thật như thế nào? Chúng tôi xin có một vài ý kiến phân định để người tiêu dùng biết, an tâm sử dụng.

Trong Đông y thường dùng nguyên liệu làm thuốc là thảo mộc, khoáng vật, động vật nhưng thảo mộc được dùng nhiều hơn cả, trong thảo mộc thường dùng: lá, hoa, quả, hạt, thân cây, rễ cây (củ). Nguyên liệu thu hái về phơi hoặc sấy khô gọi là dược liệu. Khi các thầy thuốc mua dược liệu về bào chế thành phẩm gọi là thuốc Đông y. Các cụ xưa cho rằng thầy thuốc Đông y dùng thuốc hơn nhau ở chỗ bào chế sao tẩm. Bào chế thuốc Đông y mục đích để giảm bớt tính độc của dược liệu (nếu có), tính hàn, tính nhiệt, làm tăng tác dụng của thuốc. Mục đích cuối cùng là đưa thuốc vào đúng vị trí của bệnh, mà nay ta thường gọi là đưa thuốc vào địa chỉ.

Dược liệu thuốc Đông y được bào chế và sao tẩm nhằm giảm bớt độc tính và tăng tác dụng của thuốc.

Ví dụ: Bạch truật sao với hoàng thổ là để đưa thuốc vào tỳ vị để bổ tỳ kiện vị. Nay không có hoàng thổ thì sao với dầu cám, dầu cám có tác dụng bổ tỳ vị, làm giảm bớt tính ráo của bạch truật; Bạch thược dùng sống để bổ âm, sao với giấm để thuốc vào gan, chữa bệnh ở gan, sao với rượu để đưa thuốc vào huyết chữa bệnh ở huyết, có một phần bổ âm huyết; Đương qui dùng sống để hành huyết, thông lợi, sao với rượu để bổ huyết; Viễn chí là vị thuốc an thần nhưng phải bỏ lõi, nếu để cả lõi thì gây ra chứng hồi hộp tim, sao với rượu để đưa thuốc vào tâm (tim), trong Đông y tâm chủ huyết…

Hiện nay, một số bệnh viện y học cổ truyền ở địa phương và một số thầy thuốc Đông y thường không sao tẩm, dùng thuốc sống để chữa bệnh, không những kết quả kém mà có khi phản tác dụng.

Dược liệu nhập từ Trung Quốc theo đường tiểu ngạch tốt xấu thế nào chúng tôi xin nói rõ sau đây: Trung Quốc đưa sang Việt Nam theo đường tiểu ngạch phần nhiều là dược liệu loại 3 và 4, không có dược liệu loại 1 và 2, còn có thuốc giã, bã thuốc là thứ dược liệu mà họ đã rút hết hoạt chất, còn bã đưa sang bán cho Việt Nam như: đương qui, hoàng kỳ, ba kích, xuyên khung…Gần đây, cơ quan chức năng bắt được một số dược liệu nhập từ Trung Quốc không có nguồn gốc xuất xứ, phóng viên TTXVN có đưa đến 6 vị thuốc nhờ chúng tôi phân biệt thuốc tốt xấu. Bằng mắt thường với kinh nghiệm của một người làm thuốc lâu năm, chúng tôi thấy có hai vị đương qui và cam thảo là chính phẩm, vị đan bì thuốc loại 3, vị xuyên khung và hoàng kỳ là bã thuốc vì họ đã ép lấy hết hoạt chất, vị uy linh tiên thường dùng rễ nhưng họ đã tĩa mất 2/3 rễ, còn lại cái gốc và một ít rễ, loại này khi bào chế chúng tôi thường bỏ đi không dùng. Còn thuốc nhập của Trung Quốc có chất độc hay không thì để cơ quan chức năng trả lời.

Việc xông thuốc bằng diêm sinh có người hỏi có độc hay không? Hàm lượng bao nhiêu là vừa? Không phải vị thuốc nào cũng xông diêm sinh được, vì làm biến chất dược liệu, đổi màu dễ hỏng. Xông diêm sinh trong Đông y cho phép với một số dược liệu như: lá dễ mốc mọt, một số củ có tinh dầu nếu phơi khô thì mất tinh dầu, kém tác dụng như đương qui, ngưu tất, với tỷ lệ 20% cứ 100kg dược liệu thì dùng 20g diêm sinh đốt lên xông khói trong một cái lò bằng đất, chứ không phải tẩm diêm sinh như một số người đồn thổi. Còn địa phương vừa rồi xông diêm sinh hoài sơn (củ mài) là sai qui trình, củ mài chỉ phơi khô dùng sống, không được xông diêm sinh làm đổi màu mất tác dụng.

Theo điều tra của Viện Dược liệu Trung ương có khoảng 3.900 loại cây làm thuốc, các thầy thuốc Đông y ở địa phương mới dùng khoảng 200 cây, Nhà nước mới dùng khoảng 80 cây, còn lại 3.620 cây chưa dùng đến. Tại sao chúng ta không tổ chức khai thác để sử dụng. Thế kỷ thứ 14, Tuệ Tĩnh đã dạy chúng ta “Nam dược trị Nam nhân” có nghĩa là thuốc Nam trị bệnh cho người Việt Nam. Thế kỷ 18, Hải Thượng Lãn Ông đã nói trong bộ sách Hải thượng y Tông Tâm lĩnh “… Như thuốc Nam thì rất tốt, rất nhiều, rất rẻ nhưng không biết dùng để chữa bệnh…”. Thập kỷ 60-70 của thế kỷ trước, ngành y tế đã có những công ty thu mua thuốc Nam trong nhân dân về chế biến bán ra thị trường cho người tiêu dùng, vừa bảo đảm chất lượng, vừa an toàn. Công ty thuốc Bắc nhập dược liệu từ Trung Quốc theo đường chính ngạch bào chế thành thuốc chín (thuốc Đông y) bán cho các bệnh viện và các thầy thuốc Đông y dùng, đảm bảo chất lượng, chữa bệnh cho nhân dân, bệnh nhân yên tâm sử dụng không phải lo lắng như hiện nay. Nếu hiện nay chúng ta tổ chức những tập đoàn nhập khẩu thuốc Trung Quốc theo đường chính ngạch như năm xưa thì không bị họ bán thuốc kém chất lượng, bã thuốc như hiện nay.

Dược liệu, thuốc Đông y là một nội dung quan trọng trong chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân hiện nay mà Đảng và Chính phủ hết sức quan tâm. Mỗi chúng ta cần hiểu điều đó để tổ chức thực hiện cho tốt.

TTND.BS. Nguyễn Xuân Hướng

Rễ nhàu khô làm thuốc

Rễ nhàu là bộ phận được dùng làm thuốc nhiều hơn cả trong các bộ phận của cây nhàu. Nhàu thuộc họ cà phê, mọc nhiều ở những vùng ẩm thấp dọc theo bờ sông, suối, mương rạch. Dược liệu là phần rễ của cây nhàu, rửa sạch, thái lát mỏng, phơi hoặc sấy khô. Các bộ phận khác (quả, lá) trị bệnh đường tiêu hóa thường được dùng tươi.

Theo kinh nghiệm dân gian, quả nhàu non có thể thái nhỏ phơi khô, sao vàng nấu nước uống, có tác dụng như rễ nhàu giúp giảm đau, người bị hen suyễn bớt cơn hen, giảm căng thẳng, chữa đau nửa đầu, đau lưng, đau cơ, dưỡng tâm, an thần, thông kinh hoạt huyết. Theo nghiên cứu của y học hiện đại, tinh chất rễ nhàu tăng cường cholesterol tốt và giảm cholesterol xấu, thông thoáng các mạch máu, bền thành mạch, giảm huyết áp... Dùng riêng hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác trong những trường hợp sau:

Chữa nhức đầu, đau nửa đầu: Rễ nhàu 24g, muồng trâu 12g, cối xay 12g, rau má 12g, củ gấu (sao, tẩm) 8g. Sắc uống, chia làm 2 lần trong ngày, uống ấm. Dùng liền 7-10 ngày.

Lá nhàu trị bệnh đường tiêu hóa, quả nhàu non phơi khô làm thuốc.

Trị tăng huyết áp: Rễ nhàu khô: 30g, sắc uống như trà hàng ngày; Có thể sử dụng 2-3 tuần là một liệu trình. Tùy theo chỉ số huyết áp cơ thể (đã hạ), có thể giảm liều 8-12g/ngày.

Chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh: Rễ nhàu 24g, thảo quyết minh (sao thơm) 12g, rau má 8g, thổ phục linh 8g, vỏ bưởi 6g, sinh khương 3g. Sắc uống, chia làm 2 lần trong ngày, uống ấm. Dùng liền 7-10 ngày.

Trị đau nhức xương: Rễ nhàu khô, sao vàng 200g, ngâm với 1.000ml rượu 35 độ, sau 6-8 tuần có thể dùng được. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 20ml trước bữa ăn.

Trị chấn thương, huyết ứ, bầm tím: Rễ nhàu 24g, rễ mía dò 10g; củ tầm sét 10g. Sắc uống trong ngày, uống trước bữa ăn. Có thể uống 7- 10 ngày liền đến hết các triệu chứng.

Kích thích tiêu hóa, lợi tiểu, điều kinh: Quả nhàu chín ăn với muối.

Trị kiết lỵ, mệt mỏi, chóng mặt: Lá nhàu tươi 12g. Lá cỏ sữa 10g, sắc uống.

Chữa mụn nhọt: Lá nhàu tươi, giã nát, đắp lên vết thương.

DS. Mai Thu Thủy

Đậu mắt đen trong phòng chữa bệnh

Các nhà khoa học ở Đại học Michigan nhận định: “nhóm đậu rất giàu dinh dưỡng, có tác dụng tăng cường sức khỏe, là loại thực vật giàu protein duy trì chức năng sống. Đậu giúp giảm nguy cơ mắc bệnh nan y (tim mạch, đái tháo đường, béo phì, ung thư). Đậu giúp trẻ lâu, do giàu chất oxy hóa khử gốc tự do”. đậu mắt đen còn có những công dụng “kỳ diệu” khác.

Đậu mắt đen còn gọi là đậu trắng nhỏ vì nó trắng và chỉ nhỏ như hạt đậu đen, xanh, đỏ…; khác đậu trắng to tên thuốc là bạch biển đậu. Ở Việt Nam nó còn có tên đậu mắt cua vì ở rốn hạt có chấm đen trông như mắt con cua. Nước ngoài gọi nó là đậu mắt đen (black - eyed pea). Tên khoa học Vigna unguiculata. Subsp V.u.unguiculata, họ đậu Fabaceae.

Đậu mắt đen có nguồn gốc ở Ấn Độ và được trồng rộng rãi ở châu Á sau dó được di thực và trồng rộng rãi ở châu Mỹ (từ thế kỷ 17 đến nay). Đậu mắt đen thường được dùng trong các bữa ăn truyền thống của người da đen ở miền Nam nước Mỹ. Đậu mắt đen làm giàu nitơ cho đất, có giá trị dinh dưỡng cao.

dau mat den

Thành phần dinh dưỡng:

Đậu mắt đen có chứa: calories (160); protein (5,23g); carbohydrate (33,5g); tổng số chất béo (0,63g); chất xơ (8,2g).

Đậu mắt đen còn là nguồn cung cấp giàu canxi (211mg/chén), folate (209mg/chén), và vitamin A (1305 IU).

Sử dụng trong dân gian:

Theo truyền thống vùng miền Nam Mỹ, đậu mắt đen mang lại sự thịnh vượng vào năm mới. Đậu thường được nấu với thịt lợn (thịt hun khói, thịt jăm bông, thịt mỡ sấy khô), hành tây thái hạt lựu, kèm với nước sốt ớt nóng hoặc giấm có chút hạt tiêu.

dau mat den

Hầu hết các loại đậu đều có các thành phần dinh dưỡng giống nhau và vì vậy chúng cùng có những tác dụng kể trên.

Theo các nhà nghiên cứu Michigan, các loại đậu sấy khô sẽ có giá trị dinh dưỡng nhiều nhất và mang lại nhiều lợi ích nhất cho cơ thể, đặc biệt là đậu xanh, đậu đen, đậu trắng (đậu mắt cua).

Các nhà nghiên cứu đưa ra lời khuyên chung là mỗi tuần dùng 3 cốc, nhưng một số kết quả nghiên cứu khác lại cho rằng, chỉ cần 1 cốc mỗi tuần là đủ mang lại những lợi ích tối đa cho sức khỏe.

dau mat den

Ở Việt Nam dùng đậu này nấu chè đậu trắng, xôi đậu trắng với nước dừa, nấu với cơm. Đậu mắt đen (đậu mắt cua) đã được thế giới nghiên cứu rất công phu và sâu sắc về mọi mặt: thực vật học, thành phần hóa học. Năm 1995 đã có cả một luận án tiến sĩ (400 trang) nghiên cứu sâu thành phần hóa học (6 saponin, 2 ancaloit…) của đậu mắt đen (trong luận án cũng đã kể đến kinh nghiệm của Việt Nam). Trong lúc đó ở Việt Nam thì hầu như chưa thấy được quan tâm đến đậu này, ngoài một số cách dùng đơn giản theo kinh nghiệm địa phương và thường là nấu cháo (ở một số tỉnh Tây Bắc) cũng chưa có được nhận xét gì đặc biệt để phát huy tiềm năng của đậu mắt đen theo nguyên lý của Đông y và kết hợp Đông Tây y.

Các loại đậu sấy khô sẽ có giá trị dinh dưỡng nhiều nhất

Đậu mắt đen mới được trọng dụng từ 10 năm nay ở một số địa phương nước ta xuất phát từ kinh nghiệm dùng nó kết hợp với tỏi chữa tăng huyết áp cho kết quả đối với một số thể bệnh tăng huyết áp. Giá bán đậu mắt đen từ đó mà ngày càng tăng cao, có nơi là 5.000 đồng 1 lạng (gấp 5 lần lúc đầu).

Theo sách Đông y: bạch tiểu đậu có hạt giống như hạt xích tiểu đậu, nhưng sắc nó trắng cho nên người ta gọi là “Bạch đậu”, giống đậu này khi nó còn non tươi luộc mà ăn thì ngon và mát. Bạch tiểu đậu khí bình, vị cam, không độc. Bạch tiểu đậu, bổ được 5 tạng, điều hòa được trung nguyên, giúp ích được 12 kinh mạch. So với tư liệu của các loại đậu khác thì tư liệu Đông y nói về đậu trắng nhỏ còn chưa được bao nhiêu.

Ông Tôn Tự Mạc đời Đường nói ở sách “Thiên kim dực” rằng: Bạch đậu có thể sát được quỷ khí. Nó là một thứ thuốc của Thận kinh, cho nên nói rằng khi Thận kinh có bệnh mà dùng nó thì rất tốt.

Các nhà y học Nhật Bản và Trung Hoa bàn về bạch đậu rằng: bạch đậu nó có thể làm cho người ta ấm áp được tràng vị.

- Lá đậu trắng (bạch đậu diệp): dùng nó nấu mà ăn có thể làm cho người ta lợi được 5 tạng, hạ được nghịch khí xuống , lá non của nó dùng cũng tốt. Dùng lá cũng giống như hạt…

Bài thuốc đậu - tỏi chữa cao huyết áp:

Công thức và cách dùng như sau: 100g tỏi ta, 100g đậu trắng (loại đậu màu trắng, mày cũng màu trắng, hạt to hơn hạt đậu đen một chút), 2 lít nước. Tỏi bóc vỏ rửa sạch, đậu vo sạch, cho cả vào 2 lít nước ninh nhừ tới khi còn xâm xấp (còn khoảng 1/8 lượng ban đầu) thì cho vào rây chắt lấy nước uống hết một lần; Có thể ăn luôn cả hạt đậu và tỏi đã nhừ. Mỗi tháng uống 1 lần, người bệnh nặng (huyết áp từ 180/100 trở lên) có thể uống 2 lần/tháng. Nên uống khi nước còn ấm và trước bữa ăn khoảng 1 - 2h cho khỏi ngán khi đến bữa cơm.

BS. PHÓ THUẦN HƯƠNG

Rau đắng trị viêm đường tiêu hóa, tiết niệu

Rau đắng còn có tên là cây xương cá, biển súc (Polygonum aviculare L.), thuộc họ rau răm (Polygonaceae). Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây. Rau đắng chứa tanin, saponin, alcaloid, sesquiterpen, vitamin C… Có tác dụng kháng khuẩn. Theo đông y, biển súc vị đắng, tính bình, vào kinh bàng quang. Có tác dụng lợi thủy, thông lâm, sát trùng, chỉ dưỡng trừ thấp nhiệt, diệt ký sinh trùng. Dùng cho người nhiễm trùng đường tiết niệu và tiêu hóa, ho sốt, mụn nhọt, giun sán, ghẻ lở. Liều dùng: 12 - 63g, biển súc tươi 63 - 125g. Dùng ngoài lượng vừa đủ.

Rau đắng tác dụng lợi thủy thông lâm, sát trùng, trị viêm đường tiết niệu, sốt, mụn nhọt…

Biển súc được dùng làm thuốc trị các chứng bệnh:

Trị thấp nhiệt, đái nhỏ giọt và đục, đái rắt, buồn đái luôn luôn, đái ra máu, trong niệu đạo đau buốt và kết sỏi.

Bài thuốc: biển súc 12g, hạt mã đề 12g, cù mạch 12g, hoạt thạch 20g, quả dành dành 12g, mộc thông 12g, đại hoàng 8g, cam thảo 4g, ruột cây bấc đèn 4g. Sắc uống.

Chữa viêm bàng quang cấp tính: rau đắng 12g, tỳ giải 20g, bồ công anh 20g, sài hồ 12g, hoàng cầm 12g, hoạt thạch 12g, cù mạch 12g, mộc thông 6g. Sắc uống. Nếu tiểu tiện ra máu, thêm sinh địa 12g, chi tử sao đen 12g.

Trị người nóng, đái nhỏ giọt, đái rắt, đau buốt: biển súc 20g sắc uống làm nhiều lần. Hoặc kết hợp với mã đề thảo 12g, thạch vĩ 12g, cam thảo cành 6g, sắc uống.

Trị sỏi niệu đạo: biển súc 16g, thân lá dây thòng bong 63g, mã đề thảo 63g. Sắc uống.

Trị các chứng bệnh viêm ruột cấp tính, lỵ do thấp nhiệt. Với biểu hiện tiêu chảy, tiểu ít, miệng khát, rêu lưỡi vàng: biển súc 16g, xa tiền tử 12g, long nha thảo 20g. Sắc uống.

Trị các chứng bệnh eczema, trùng roi âm đạo: biển súc tươi 400g, thêm 3 lít nước. Đun nước để tắm rửa.

Trị giun móc: biển súc 63g. Sắc đặc, uống 1 lần trong ngày; uống liền trong 3 ngày.

Chữa trẻ em đau bụng giun: rau đắng 40-60g, cỏ nọc rắn 40 – 60g. Sắc uống.

Trị giun đũa chui lên ống mật: biển súc 63g, dấm cũ 200ml, thêm 1 bát nước; đun lấy 1 bát, chia làm 2 lần uống.

Trị đái ra dưỡng chấp: biển súc tươi 125g, thêm 2 - 3 quả trứng gà, vài lát gừng. Sắc uống liên tục trong 20 ngày.

Kiêng kỵ: Người không bị thấp nhiệt, trong người yếu mệt (hư) mà tiểu ít không dùng.

TS. Nguyễn Đức Quang

Giải mã Lan Gấm bí ẩn

Đối với các bệnh tim mạch, các nhà khoa học Nhật Bản cũng chứng minh tác dụng dược lý của Lan Gấm qua các bằng sáng chế số 7–76522 và 6–2936...